Tất-Tần-Tật về xin Visa và làm ăn với người Trung Quốc

Nội dung này không phải của Truyền thông Trăng Đen, mà là chia sẻ cá nhân của các thành viên Biệt đội Trăng Đen với cộng đồng. Team Truyền thông Trăng Đen đăng lại bài và đặt title.Người chia sẻ: Nguyễn Thế Vinh (CEO Công ty Bảo hộ Lao động Nhật Quang) Việc xuất nhập hàng từ Trung Quốc rất phổ biến với những người làm kinh doanh nhỏ tại Việt Nam. Hơn nữa, đất nước rộng lớn với nhiều thắng cảnh này cũng là điểm đến yêu thích của dân du lịch. Bài viết của thành viên Vinh Thế đã giải đáp rất nhiều thắc mắc của cộng đồng về vấn đề xin Visa và cách làm ăn với người Trung Quốc: Tiện có nhiều người trong Động hỏi mình một số thông tin liên quan đến Trung Quốc như:1. Xin Visa2. Mức độ uy tín, tin cậy, thanh toán, rủi ro gì khi làm việc với người Trung Quốc?3. Tìm kiếm nguồn hàng như thế nào, vận chuyển ra sao?Hôm nay mình sẽ trả lời hai câu hỏi 1 và 2 trước:1. Về vấn đề Visa Trung Quốc (nước khác cũng thế)

– Lên trang website Đại sứ quán là sẽ thấy có hướng dẫn và form làm visa.

– Nếu không tìm được trên website Đại sứ quán thì gọi số Tổng đại sứ quán để hỏi: 08-38292457

– Gọi mấy bên làm Visa Trung Quốc để hỏi làm thủ tục làm cần những gì? Bên làm Visa gọi là bên A. Bên A sẽ tư vấn và hỏi bạn các thông tin: Sinh năm bao nhiêu, có nghề nghiệp không, kết hôn chưa, hộ khẩu ở đâu?… Tại sao phải hỏi thế? Vì bên Trung Quốc cấm và hạn chế đối với một số đối tượng không phù hợp hoặc đã “dính phốt” nhập cảnh. Thế nên nếu bạn có hộ khẩu ở Thủy Nguyên – Hải Phòng, hoặc là nữ 9x không có công việc ổn định thì cũng khó xin được Visa.

Sau 3 cách trên thì cách cuối cùng cứ vác mặt lên Đại sứ quán mà làm, sai thì sửa, thiếu ở đâu bổ sung. Còn nếu không làm đc thì hỏi tụi ở Đại sứ quán hoặc hỏi cò mồi…?Các cách trên là khó cho Visa dạng đi du lịch, còn đối với Visa dạng Business thì lại cực dễ, vì mang tiền cho nước họ mà. Nếu bạn bị trượt Visa kiểu du lịch qua đây làm Business là được. Nếu bạn nào gặp khó khăn quá thì qua mình sẽ hỗ trợ, nhưng nhớ phải “bù đắp” cho mình nhé ^^ Thực tế là thủ tục bên Trung Quốc thay đổi liên tục, nên mình chỉ bảo các bạn các tìm và có thông tim làm Visa nhá.

Xin Visa Trung Quốc không khó, nhưng phải làm đúng cách.
2. Câu hỏi của bạn Lê Tấn Đạt như sau: “Em đang tính làm việc với đối tác sản xuất chai lọ mỹ phẩm bên Trung Quốc. Tuy nhiên em hơi lo, vì có nhiều tin đồn là đối tác bên đó làm việc không uy tín. Cần có người quen này nọ để làm trung gian.”Về vấn đề này rất nhiều bạn ở Việt Nam mông lung do thông tin phản cảm từ báo chí đăng, lại kèm thêm một số thông tin liên quan đến yếu tố chính trị. Vậy nên mình sẽ trả lời cho các bạn hiểu theo nghiệm của bản thân mình làm việc với dân Trung Quốc rất nhiều.? Thứ nhất, mình khuyên các bạn cái gì Việt Nam làm được thì nên mua, chứ không phải cái gì cũng mua ở Trung Quốc. Mình cũng là nhà sản xuất, nên mình biết việc em Đạt mua chai lọ ở Việt Nam làm được chứ không nhất thiết phải mua bên Tàu. Còn chai lọ quá khó phức tạp mà bên Tàu có sẵn rồi, mà mình mua ít, thì ok có thể mua của tụi nó.? Thứ hai, các đối tác Trung Quốc uy tín không? Mình trả lời là Có và Không! Tại sao vậy? Tại vì giống Việt Nam mà, giống thế giới mà, đều là con người cả, sẽ có người nọ người kia thôi còn mình làm thì phải có phương pháp kiểm tra đối tác của mình như thế nào. Mình chia sẻ ở dưới đây:

1) Mua mẫu nó dùng thử xem có ổn không, phù hợp không chứ đừng coi qua ảnh, mà mua là cũng hên xui nha.

2) Kiểm tra, tìm hiểu Thông tin đối tác: Đầu tiên kêu nó gửi cho cái giấy phép đăng ký kinh doanh bên đó xem có phải là công ty nó không, hay là không có công ty. Bước này xong, làm theo các cách bên dưới:

Cách 1: Tìm kiếm thông tin liên quan đến đối tác của mình qua Google, Baidu xem có “phốt” gì không.

Cách 2: Nhờ Đại sứ quán Việt Nam tìm hiểu thông tin công ty đó.

Cách 3: Tìm kiếm đối tác ngay từ đầu trên các nguồn tin cậy có độ trust cao (còn tìm như nào kỳ sau trả lời câu 3 sẽ hướng dẫn).

Cách 4: Nhờ trợ giúp người thân bên Tàu kiểm tra thông tin hoặc tìm mấy công ty làm dịch vụ check thông tin đối tác đó.

Và còn nhiều các cách khác, các bạn biết thì chỉ thêm giúp mình nhé.

Chốt lại sau bước kiểm tra thông tin đối tác okie rồi.

3) Làm hợp đồng: Bạn làm chặt thì thuê luật sư tư vấn vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, về các điều khoản ràng buộc hai bên như thế nào để tốt nhất cho mình. Nhưng quan trọng là điều khoản thanh toán TT, LC (ai chưa biết Google nhé, L/C an toàn hơn TT). Sau cùng là toà án giải quyết tranh chấp, nên chọn có lợi cho mình.

Nhưng các bạn phải hiểu nếu bạn là khách hàng lớn thì bạn cửa trên, yêu cầu điều khoản dễ. Còn nếu bạn cửa dưới thì cố được bao nhiêu thì cố. Mình biết vậy thôi, mình toàn thanh toán TT.Còn cá nhân mình thì hay làm thế này: Sau khi tìm được nhà cung cấp đã được đánh giá, mình mua nhiều thì sang tận xưởng coi xưởng thực hư ra sao, đối tác như thế nào rồi mới làm đơn to. Thứ 2 mình cũng mua hàng vài lần của họ, nhưng với số lượng không nhiều, mục đích là để xem sản phẩm có tốt hay không. Thứ 3 là mình phải biết chủ xưởng đó là ai, trông như nào, còn hợp đồng chỉ giấy tờ về măt pháp lý thôi. Tranh chấp trong nước đã khổ, tranh chấp nước ngoài thì thế nào mọi người đều biết.Làm ăn thì phải có rủi ro nên các bạn làm chắc là tốt nhưng cứ phải làm thì sẽ vỡ ra nhiều điều thực tế theo đối tác của bạn, và trình độ của bạn.Còn việc thuê trung gian đứng ra làm thì tốt quá, cứ tóm được ở Việt Nam, mua bán ở Việt Nam là tốt, nhưng chi phí cao nếu họ đảm bảo cho bạn. Mình cũng đang chuẩn bị mở một công ty  làm dịch vụ như thế đây.Còn ý gì thắc mắc cứ comment ở đây mình sẽ giải đáp sau nhé. Những chia sẻ quý giá của anh Vinh Thế đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng. Và chắc hẳn bạn cũng đã thu lượm được kinh nghiệm hay ho để làm hành trang chinh phục đất nước Trung Quốc rộng lớn, thú vị rồi chứ? Người biên tập: Thế Anh

Trả lời